Tùy vào đặc điểm hoạt động mà mỗi loại ứng dụng lại phù hợp với một mô hình cài đặt server khác nhau. Một mô hình cài đặt server cần đảm bảo các điều kiện về hiệu suất, độ tin cậy, giá cả, khả năng mở rộng và quản lý. Cùng tìm hiểu top 5 mô hình cài đặt server cho ứng dụng phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
1. Mô hình cài đặt tất cả trong một server
Cài đặt tất cả trong một server là mô hình cài đặt đơn giản nhất. Tất cả tài nguyên ứng dụng (database server, web server,…) của bạn đều được lưu trữ trên cùng một máy chủ duy nhất. Quá trình cài đặt mô hình này đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, đây vẫn là mô hình quá đơn giản. Vì vậy, nó không thuận tiện khi bạn muốn tách biệt các thành phần hoặc mở rộng ứng dụng.
Mô hình này cũng làm giảm hiệu suất hoạt động do tất cả dữ liệu ứng dụng, database cùng sử dụng chung phần tài nguyên. Ngoài ra, bạn cũng khó xác định lỗi khi sự cố xảy ra.
2. Mô hình cài đặt sử dụng Load Balancer
Mô hình cài đặt này hoạt động theo cơ chế sử dụng load balancer nhằm phân phối việc xử lý request trên các máy chủ khác nhau. Các máy chủ này sẽ nhận được yêu cầu xử lý lưu lượng từ load balancer trong trường hợp máy chủ xảy ra lỗi.
2.1 Một số ưu điểm có thể kể đến của mô hình cài đặt sử dụng Load Balancer:
- Nâng cao hiệu suất và độ tin cậy trong môi trường máy chủ
- Dễ dàng trong việc mở rộng
- Có khả năng chống lại các cuộc tấn công DDOS.
Bên cạnh đó, thông qua cùng một tên miền, bạn có thể sử dụng load balancer để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Tuy nhiên sử dụng load balancer cũng có nhiều nhược điểm. Load balancer có thể trở thành nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ thống máy chủ khi có cấu hình kém. Ngoài ra, trong trường hợp load balancer bị lỗi, cả hệ thống của bạn sẽ bị sập theo.
3. Cấu hình Master-Slave Database Replication
Mô hình cài đặt Master-Slave Database Replication phù hợp với những hệ thống có nhu cầu đọc lớn hơn nhu cầu ghi. Việc cấu hình Master-Slave Database Replicate giúp bạn cải thiện hiệu suất đọc dữ liệu từ database của ứng dụng.
Một số nhược điểm của mô hình:
- Đòi hỏi phải có một hoặc nhiều slave database và một master database.
- Không đồng bộ việc cập nhật dữ liệu cho các slave
- Không có phương án dự phòng cho trường hợp master lỗi.
4. Mô hình cài đặt tách riêng database máy chủ
Hệ thống quản lý database được tách biệt riêng so với những phần còn lại, nó sử dụng tài nguyên riêng với ứng dụng và được đặt trong một private network. Điều này giúp tăng cường tính bảo mật, cải thiện hiệu suất và tránh được các tranh chấp về tài nguyên giữa ứng dụng và database.
4.1 Một số nhược điểm của mô hình:
- Quá trình cài đặt phức tạp
- Database có độ trễ lớn làm giảm hiệu suất hoạt động.
5. Mô hình sử dụng HTTP Accelerator
Đây là mô hình thích hợp với những ai muốn cải thiện các hiệu suất website có lượng lớn tài nguyên và người truy cập. Khi có người dùng truy cập vào website của bạn HTTP Accelerator sẽ lưu trữ nội dung mà ứng dụng trả về người dùng vào bộ nhớ lần đầu. Tại các lần truy cập tiếp theo, người dùng sẽ được trả về nội dung được HTTP Accelerator lấy trực tiếp từ bộ nhớ mà không cần chờ phản hồi từ web server. Nhờ đó, tốc độ tải website của bạn sẽ được tăng đáng kể.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TOÁN VIỄN THÔNG VIETTELCO
Dịch vụ thuê máy chủ | Dịch vụ thuê cloud server |
Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ | Dịch vụ thuê tủ rack |